Giếng Trời Là Gì? Công Dụng & Cấu Tạo

Giếng Trời Là Gì? Công Dụng & Cấu Tạo
Ngày đăng: 02/05/2024 07:34 PM

      Giếng trời là gì? Cấu tạo, công dụng của giếng trời như thế nào? Cần lưu ý gì khi thiết kế giếng trời cho công trình? Hãy cùng An Bình Design đi tìm câu trả lời chi tiết trong bài viết sau đây.

      Hiện nay, giếng trời được xem như một vị "cứu tinh" cho các ngôi nhà ở các thành phố “tất đất tất vàng”, giúp phá bỏ cảm giác chật hẹp, bí bách, đem lại sự thoáng đãng, sáng sủa cho không gian sống.

      Tuy phổ biến nhưng vẫn có không ít bạn thắc mắc rằng giếng trời là gì? Công dụng và cấu tạo như thế nào?  Cùng An Bình Design đi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

      Giếng trời là gì?

      gieng troi la gi

      Giếng trời (Skylight) là khoảng không gian có phương thẳng đứng được thông từ tầng trệt đến mái của ngôi nhà hay tòa nhà. Thiết kế này đang được nhiều gia chủ, chủ đầu tư đặc biệt yêu thích. 

      Vậy công dụng của giếng trời là gì mà được yêu thích đến vậy? Đáp án sẽ được bật mí sau đây:

      • Giếng trời giúp không gian thông thoáng, mang ánh sáng tự nhiên vào trong nhà;
      • Giếng trời có tác dụng lấy gió tự nhiên và điều hòa không khí, giúp cho không khí trong nhà luôn mát mẻ, dễ chịu;
      • Nhờ có khả năng thống gió, điều hòa không khí và tận dụng ánh sáng tự nhiên, giếng trời giúp chủ nhà tiết kiệm được khoản chi phí tiền điện đáng kể;
      • Giúp tăng tính thẩm mỹ;
      • Tăng giá trị của ngôi nhà;
      • Xét về khía cạnh phong thủy, giếng trời giúp mang ánh sáng tự nhiên vào không gian, đây là luồng sinh khí giúp duy trì sức khỏe, sự may mắn, vượng khí cho gia chủ.

      Cấu tạo của giếng trời

      cau tao cua gieng troi

      Để hiểu rõ hơn về giếng trời là gì? bạn không thể bỏ qua cấu tạo của giếng trời sau đây.

      • Đáy giếng: Đáy giếng là tầng thấp nhất của ngôi nhà, vị trí này thường sẽ được kết hợp trong thiết kế phòng khách, khu vực cầu thang, phòng ăn hoặc ở cuối nhà.
      • Thân giêng: Thân giếng là bộ phận kéo dài xuyên suốt chiều cao của ngôi nhà, đảm bảo ánh sáng tự nhiên có thể len lỏi đến từng ngóc ngách.
      • Đỉnh giếng: Bộ phận này là phần cao nhất của ngôi nhà, được cấu tạo từ hệ khung mái và phần che. Thông thường, chất liệu làm đỉnh giếng sẽ là tôn, vật liệu tổng hợp, kính cường lực...

      Một số lưu ý cần nắm khi thiết kế giếng trời

      mot so luu y can nam khi thiet ke gieng troi

      Sau khi tìm hiểu giếng trời là gì? bạn đang muốn phát huy tối đa công dụng mà giếng trời mang lại thì đừng bỏ qua những lưu ý được An Bình Design chia sẻ dưới đây.

      Kích thước giếng trời

      Kích thước của giếng trời sẽ phụ thuộc chủ yếu vào diện tích căn nhà, nhưng không nên nhỏ hơn 1m2. Và tòa nhà càng cao thì giếng trời càng rộng.

      Đại đa số giếng trời sẽ được thiết kế với diện tích chiếm 10% diện tích xây dựng nhà ở để đảm bảo việc lưu thông không khí được tốt nhất. Tuy nhiên, tỷ lệ này còn phụ thuộc vào hình dạng cũng như độ cao của ngôi nhà.

      Vị trí đặt giếng trời

      vi tri dat gieng troi

      Tùy vào nhu cầu thực tế của từng ngôi nhà kiến trúc sư sẽ bố trí giếng trời sao cho phù hợp. Cụ thể:

      • Đặt giếng trời sau nhà: Phần sau của ngôi nhà luôn bí và kín nên cần ưu tiên bố trí hệ thống chiếu ánh sáng. Chiều lưu thông của gió có đường vào và rõ, chính vì thế giếng trời sẽ tạo lực hút để thông khí đi từ cửa trước vào nhà hoặc ngược lại.
      • Đặt giếng trời trên khu vực cầu thang: Đây là vị trí thích hợp được nhiều gia chủ lựa chọn, bởi cầu thang thường được đặt ở giữa nhà và kề với nhà bếp.

      Hệ thống thoát nước sàn

      Đối với những giếng trời không có mái che, thiết kế hệ thống thoát nước sàn đặc biệt quan trọng. Chủ nhà cần tính toán kỹ lưỡng để tránh gây ra tình trạng ngập ứ trong nhà vào mùa mưa. Nhất là những nhà tận dụng khu vực giếng trời để làm tiểu cảnh trong nhà.

      Độ phẳng tường của giếng trời

      do phang cua gieng troi

      Nếu phần tường của giếng trời được làm phẳng lì thì khi các tầng nói chuyện sẽ gây vang, tiếng ồn lớn ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như riêng tư của các thành viên.

      Vì thế, các kiến trúc sư của An Bình Design luôn sử dụng các loại đá, giấy dán tường gồ ghề hoặc trang trí thêm cây xanh để hạn chế việc thông âm giữ các tầng.

      Chống dột, chống mưa tạt qua giếng trời

      Khoảng vượt của mái lợp cũng cần được tính toán kỹ lưỡng để tránh mưa tạt trực tiếp vào giếng trời. Việc này vừa đảm bảo thông gió, tránh mưa tạt, vừa đảm bảo đúng kỹ thuật để tăng tuổi thọ cho công trình.

      Đặc biệt, bạn cũng nên sử dụng khung thép bảo vệ chắc chắn để tránh kẻ gian đột nhập vào nhà thông qua giếng trời.

      Bảo trì giếng trời thường xuyên

      bao tri gieng troi thuong xuyen

      Nhằm giữ hiệu quả thẩm mỹ cho giếng trời, bạn cần bảo trì thường xuyên ít nhất 6 tháng/lần. Cũng bởi lẽ đó, khi thiết kế giếng trời bạn nên lưu ý đến không gian để gọn vệ sinh an toàn và dễ dàng cho bộ phận này.

      >>>XEM THÊM:

      Trên đây là một số thông tin hữu ích giúp bạn trả lời nhanh câu hỏi giếng trời là gì? Cấu tạo, công dụng và những lưu ý khi thiết kế ra sao? Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn tư vấn thêm về thiết kế giếng trời, hãy liên hệ ngay với An Bình Design để được hỗ trợ tận tình 24/7 nhé!

      Zalo
      Hotline