Nếu bạn đang tìm kiếm một kiểu thiết kế nội thất mang hơi thở hiện đại, tối giản thì phong cách Bauhaus chính là lựa chọn đáng cân nhắc. Hãy cùng An Bình Design khám phá những điểm độc đáo của phong cách này qua bài viết dưới đây nhé!
Nổi lên trong thế kỷ 20, Bauhaus được xem là một trong những trường phái nghệ thuật và kiến trúc tiên phong, mang đến một luồng gió mới cho thiết kế hiện đại. Vậy phong cách Bauhaus là gì? Có những đặc trưng nào nổi bật? Cùng An Bình Design tìm hiểu ngay qua nội dung dưới đây nhé!
Phong cách Bauhaus là gì?
Là đại diện cho trường phái thiết kế nội thất thời đại mới, Bauhaus nổi bật với phong cách tối giản, thể hiện qua từng chi tiết, từ màu sắc đến vật dụng. Phong cách này gây ấn tượng bởi sự gọn gàng, sạch sẽ, bố cục hợp lý và vô cùng tinh tế.
Thay vì tập trung vào những chi tiết trang trí rườm rà, Bauhaus hướng đến sự đơn giản, tiện nghi và đề cao công năng sử dụng của từng món đồ nội thất. Mỗi vật dụng đều được thiết kế với mục đích rõ ràng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia chủ một cách hiệu quả nhất.
Nguyên tắc tối giản này cũng được áp dụng xuyên suốt trong các lĩnh vực khác như mỹ thuật và thời trang, tạo nên một triết lý thiết kế thống nhất và mang đậm dấu ấn Bauhaus.
Quá trình phát triển phong cách Bauhaus
Giữa bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa bùng nổ, kiến trúc sư Walter Gropius đã sáng lập trường nghệ thuật Bauhaus vào năm 1919 tại Weimar, Đức. Gropius tin rằng nghệ thuật cần hướng đến mục tiêu phục vụ xã hội, ông đề cao sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật thị giác và biểu diễn.
Trải qua nhiều biến động, Bauhaus đã nhiều lần chuyển đổi địa điểm và xây dựng trường mới. Dưới đây là 3 giai đoạn phát triển quan trọng:
Weimar (1919-1925)
Nơi đặt nền móng cho triết lý Bauhaus, đề cao vai trò của nghệ thuật trong đời sống, xóa bỏ ranh giới giữa các bộ môn và kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật thị giác và biểu diễn.
Dessau (1925-1932)
Giai đoạn này đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ của Bauhaus. Nơi đây cho ra đời hàng loạt sản phẩm mang tính biểu tượng, được công chúng đón nhận và sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
Berlin (1932-1933)
Giai đoạn cuối cùng của Bauhaus diễn ra ngắn ngủi và đầy khó khăn do sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít. Bauhaus buộc phải đóng cửa vào năm 1933, nhưng các nhà thiết kế và nghệ sĩ Bauhaus đã tiếp tục truyền bá triết lý thiết kế của họ đến khắp nơi trên thế giới.
Dù chỉ hoạt động trong 14 năm ngắn ngủi, Bauhaus đã để lại di sản to lớn cho nền nghệ thuật và kiến trúc hiện đại. Phong cách này xuất hiện phổ biến trong các tác phẩm nghệ thuật, công trình lớn nhỏ trên toàn thế giới, điển hình như: Trường Đại học Bauhaus, Bauhaus museum, Bảo tàng Bauhaus-Archiv…
Đặc điểm của phong cách Bauhaus
Bauhaus mang đến một làn gió mới cho không gian sống hiện đại với những đặc điểm nổi bật sau:
Tối giản và đề cao công năng
Khác với những phong cách đề cao sự cầu kỳ, rườm rà, Bauhaus hướng đến sự tối giản và đề cao công năng sử dụng, tập trung vào các mảng hoặc hình khối cơ bản như vuông, chữ nhật, tròn...
Mọi chi tiết trong thiết kế Bauhaus đều được tính toán kỹ lưỡng để tối ưu hóa không gian, tạo cảm giác thoáng mát và rộng rãi. Các bức tường ngăn cách được loại bỏ, thay thế bằng không gian mở để ánh sáng tự nhiên len lỏi vào mọi ngóc ngách.
Những món đồ hiện đại được lược bỏ chi tiết không cần thiết, tập trung vào chức năng sử dụng, đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt của con người.
Kết hợp thủ công và nghệ thuật
Nét đặc trưng nổi bật của phong cách Bauhaus chính là sự đồng nhất giữa nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ. Mọi chi tiết đều được thiết kế và chế tác một cách tỉ mỉ, mang đậm dấu ấn nghệ thuật, đồng thời đảm bảo tính thực tiễn và tiện nghi tối ưu.
Các họa tiết trang trí trên tranh ảnh, bàn ghế, đồ trang trí... được thể hiện một cách độc đáo, góp phần tạo nên sự ấn tượng cho không gian.
Thiết kế cân bằng bất đối xứng
Điểm nhấn của phong cách này nằm ở việc sử dụng các yếu tố giống nhau nhưng được biến tấu linh hoạt, tạo nên sự khác biệt tinh tế trong từng chi tiết. Ví dụ, trong thiết kế nội thất, bạn có thể bắt gặp những chiếc ghế tựa có cùng kiểu dáng nhưng được sắp xếp với độ cao thấp khác nhau, hay những ô cửa sổ có kích thước tương đồng nhưng được bố trí lệch tâm.
Nhờ vậy, mỗi công trình mang phong cách Bauhaus đều sở hữu nét đẹp riêng biệt, không gò bó vào bất kỳ khuôn mẫu nào.
Màu sắc trung tính
Gam màu chủ đạo trong Bauhaus là những màu trung tính như trắng, xám, be, tạo nên sự thanh lịch, nhẹ nhàng, kết hợp với một vài điểm nhấn bằng các gam màu nổi bật như đỏ, xanh lam, vàng để tạo điểm nhấn và tăng thêm sức sống cho không gian.
Kết hợp vật liệu công nghiệp
Sự kết hợp hài hòa giữa các vật liệu là yếu tố quan trọng tạo nên nét đẹp hiện đại và tinh tế của Bauhaus. Gỗ công nghiệp là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất, kết hợp nhiều loại vật liệu khác nhau như kim loại, kính, bê tông... để tạo nên những công trình độc đáo, ấn tượng.
>>> XEM THÊM:
- Phong Cách Nội Thất Maverick - Nổi Loạn, Cá Tính
- Phong cách thiết kế nội thất Đồng Quê nhẹ nhàng, mộc mạc
- Phong cách thiết kế nội thất Coastal - Cảm hứng từ biển
Vậy là An Bình Design đã chia sẻ cho bạn những thông tin liên quan đến phong cách Bauhaus được ưa chuộng hiện nay. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline: 0945778799 nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì nhé!