Bạn đang có nhu cầu thiết kế giếng trời trên cầu thang hiện đại - độc đáo - đúng phong thủy nhất? Tham khảo ngay các thông tin hữu ích được An Bình Design chia sẻ dưới đây.
Thiết kế giếng trời trên cầu thang giúp tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên cũng như tận dụng được diện tích ở gầm cầu thang. Có thể nói, loại giếng trời này được xem là một trong những biện pháp tối ưu giúp điều hòa không khí, lấy sáng tuyệt vời nhưng không ảnh hưởng nhiều đến không gian nhà ở. Cùng An Bình Design tìm hiểu chi tiết về mẫu giếng trời này trong bài viết sau.
Tác dụng của thiết kế giếng trời trên cầu thang
Thiết kế giếng trời trên cầu thang là mẫu thiết kế khá phổ biến. Đây là vị trí thường nằm ở chính giữa căn nhà, liền kề với khu vực phòng khách và phòng ăn. Nhờ đó, nó đem đến cho bạn nhiều công dụng hữu ích như:
- Giúp đón gió trời và lưu thông không khí tuyệt vời;
- Giếng trời lấy sáng tự nhiên và phân bố đến từng ngóc ngách, từng tầng trong nhà, giúp không gian sinh hoạt trở nên thoáng máy, sáng sủa hơn;
- Giếng trời giúp bố cục căn nhà trở nên cân đối, thẩm mỹ hơn, kết hợp thêm với các tiểu cảnh, bể cá, khu vực bàn trà... đem lại vẻ đẹp ấn tượng cho không gian sống;
- Giếng trời trên cầu thang là vị trí cực kỳ lý tưởng trong phong thủy, giúp ngôi nhà được cân bằng, hài hòa, mang đến vượng khí, may mắn cho các thành viên trong nhà.
Ý tưởng thiết kế giếng trời trên cầu thang độc đáo
Sau đây là một số ý tưởng thiết kế giếng trời trên cầu thang đẹp - độc đáo - hợp phong thủy mà bạn có thể tham khảo.
Thiết kế giếng trời trên cầu thang với tiểu cảnh độc đáo
Giếng trời trên cầu thang kết hợp tiểu cảnh, hòn non bộ nhỏ... giúp không gian sinh hoạt trở nên sống động, trong lành và gần gũi với thiên nhiên hơn. Việc xây dựng tiểu cảnh còn tạo điểm nhấn ấn tượng tại khu vực cầu thang. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý đến kích thước tiểu cảnh, tránh làm mất cân đối hay rối mắt so với kiến trúc tổng thể.
Thiết kế giếng trời với cầu thang thông tầng
Giếng trời mái trượt với cầu thang thông tầng đóng mở tự động hiện đại, kết hợp thêm với khung sắt cao cấp có họa tiết ấn tượng, hứa hẹn sẽ đem đến cho bạn một không gian sống ngập ánh sáng, hài hòa và sang trọng.
Bạn có thể sử dụng tone màu trắng làm chủ đạo nhằm giúp tối ưu hóa ánh sáng tự nhiên phản chiếu vào không gian. Phần cầu thang nên chọn loại bậc đơn hoặc dạng xoắn ốc có chất liệu gỗ tự nhiên đem lại sự sang trọng, ấm áp cho toàn bộ không gian.
Phần mái che giếng trời nên ưu tiên sử dụng kính cường lực để có thể bắt sáng tốt nhất.
Thiết kế giếng trời không mái che cho cầu thang không tay vịn
Thông thường thiết kế giếng trời cho cầu thang không tay vịn được bố trí ở vị trí góc "chết" của ngôi nhà, để có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên vào trong ngôi nhà. Đại đa số loại giếng trời này là loại không có mái che, giúp gió tự nhiên, không khí tươi mát dễ dàng lưu thông xuống phần tiểu cảnh, bể cá ở phía dưới.
Lưu ý phần giếng trời không mái che cần phải thiết kế thêm phần khung sắt để bảo vệ miệng giếng, tránh nước mưa bị đọng lại, gây dột hoặc tạt khi có mưa.
Nhằm tăng vẻ đẹp hiện đại, tinh tế cho ngôi nhà, bạn cũng có thể lắp đặt thêm đèn hắt sáng, đèn thủy tinh lạ mắt phía hông tường. Điều này sẽ giúp không gian sống của bạn trở nên thoải mái, nổi bật và đảm bảo quá trình di chuyển lên xuống cầu thang được an toàn.
Kinh nghiệm khi thiết kế giếng trời trên cầu thang
Nhằm đảm bảo công năng của giếng trời, khi thiết kế giếng trời trên cầu thang, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Về kích thước: Những căn nhà có nhiều cửa sổ thì diện tích giếng trời nên làm tối đa 5% diện tích sàn. Còn đối với nhà ống, nhà phố có ít cửa sổ hút sáng thì nên thiết kế giếng trời có diện tích từ 4 đến 6m2.
- Về đỉnh giếng trời: Đỉnh giếng là nơi đón ánh nắng tự nhiên, bạn có thể dùng khung sắt với hoa văn tạo bóng bắt nghệ thuật, tăng tính thẩm mỹ. Nếu sử dụng tấm lợp nhựa hoặc kính, bạn có thể tham khảo loại có màu sắc để tùy chỉnh độ sáng theo sở thích. Đặc biệt để tránh mưa hắt, nên thiết kế thêm mái che cố định hoặc di động.
- Về tường của giếng trời: Khu vực tường giếng trời có thể ốp thêm gạch trang trí gồ ghề, hoặc thêm cây xanh để hạn chế tình trạng thông âm giữa các tầng.
- Về đáy giếng trời: Đây là khu vực mà bạn có thể thỏa thích sáng tạo bằng cách thiết kế một khu vườn nhỏ, hồ cá cảnh, tiểu cảnh hoặc hòn non bộ... giúp tạo mảng xanh trong không gian, thu hút sinh khí vào nhà.
- Hệ thống thoát nước: Ở khu vực giếng trời, bạn cũng cần quan tâm đến vấn đề thoát nước, tránh tình trạng ẩm mốc hay nước đọng, vừa mất thẩm mỹ, vừa ảnh hưởng đến nội thất cũng như sức khỏe và vận khí của gia đình.
>>>XEM THÊM:
- Thiết Kế Giếng Trời Cho Nhà Phố Hiện Đại, Phá Cách
- Thiết Kế Giếng Trời Cho Nhà Ống Sáng Sủa, Thông Thoáng
- Thiết Kế Giếng Trời Cho Nhà Cấp 4 Đón Nắng Gió
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã nắm thêm một vài kiến thức hữu ích về thiết kế giếng trời trên cầu thang. Mọi thắc mắc chưa được giải đáp, vui lòng liên hệ trực tiếp với An Bình Design để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng nhé.