Bạn đang tìm cách thiết kế giếng trời cho nhà cấp 4 sao cho đẹp - hiện đại - hợp phong thủy nhất? Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích được An Bình Design chia sẻ trong bài viết sau đây.
Giếng trời là một trong những kiến trúc phổ biến nhất được ứng dụng trong nhà phố cấp 4, giúp tận dụng hiệu quả ánh sáng tự nhiên và mang lại sự thông thoáng cho không gian. Có thể nói, giếng trời nhà cấp 4 là một trong những giải pháp cải thiện phong thủy, gia tăng ánh sáng, luồng sinh khí cho những ngôi nhà có diện tích "khiêm tốn".
Để hiểu rõ hơn về thiết kế giếng trời cho nhà cấp 4, mời bạn cùng An Bình Design khám phá chi tiết nội dung bài viết sau đây.
Đặc điểm nổi bật của thiết kế giếng trời cho nhà cấp 4
Chắc hẳn có không ít bạn thắc mắc vì sao nên thiết kế giếng trời cho nhà cấp 4? Thiết kế giếng trời có thực sự cần thiết hay không? Theo đánh giá của các kiến trúc sư lâu năm tại An Bình Design, lắp đặt giếng trời cho nhà phố, nhà ống cấp 4 là điều cực kỳ cần thiết bởi:
- Giếng trời giúp căn nhà lấy không khí, gió, ánh sáng tự nhiên, giảm cảm giác tối tăm, bí bách trong xây dựng, tạo ra điểm nhấn ấn tượng cho không gian.
- Giếng trời giúp tăng thẩm mỹ cho không gian sống với một khoảng xanh nho nhỏ hoặc một bể cá thủy sinh ở đáy giếng.
- Giếng trời giúp tiết kiệm điện năng hiệu quả bởi có thể tận dụng được ánh sáng - không khí - gió trời tự nhiên.
- Giếng trời giúp cân bằng sinh khí trong không gian, giúp đem lại tài lộc, may mắn, vượng khí cho gia chủ.
Thiết kế giếng trời cho nhà cấp 4 ở vị trí nào?
Bố trí giếng trời cho nhà cấp 4 ở đâu đem lại hiệu quả tốt nhất? đang là câu hỏi được nhiều gia chủ nhờ An Bình Design tư vấn. Dựa vào phong cách thiết kế, sở thích và yêu cầu của gia chủ, giếng trời có thể được đặt ở nhiều vị trí khác nhau trong nhà như đặt ở giữa nhà, xây trong bếp, đặt ở phần sau nhà, đặt cạnh cầu thang...
Trong đó, vị trí được ưu tiên nhất là giếng trời đặt ở gần cầu thang, lúc này giếng sẽ được đặt ở trung tâm ngôi nhà và là nơi "gắn kết" phòng khách và phòng bếp. Việc thiết kế giếng trời ở vị trí trung tâm có thể bổ sung ánh sáng tự nhiên cho toàn bộ ngôi nhà, giúp không gian tràn đầy sinh khí, năng lượng tích cực.
Bên cạnh đó, có nhiều gia đình lựa chọn đặt giếng trời ở phần sau nhà, phần thiết kế này sẽ không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của toàn bộ ngôi nhà cũng như không cần lo lắng ảnh hưởng sâu đến phong thủy.
Nói chung, dù thiết kế giếng trời cho nhà cấp 4 ở bất kỳ vị trí nào thì cũng phải quan tâm đến khả năng điều hòa, lưu thông không khí. Bạn có thể căn cứ vào kích thước của ngôi nhà và lời khuyên từ các chuyên gia trong ngành để chọn vị trí tốt nhất cho căn nhà của mình.
Lưu ý khi thiết kế giếng trời cho nhà cấp 4
Khi thiết kế giếng trời cho nhà cấp 4, để tránh ảnh hưởng đến nội thất, phong cách thiết kế, cảnh quan... bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Vấn đề hắt nước mưa
Khi thiết kế giếng trời không có mái che, chúng ta cần tình toán sao cho lượng nhiệt và gió ra vào cân bằng. Đồng thời cũng cần chú ý thiết kế để giảm lượng mưa bị hắt vào nhà. Bạn có thể gia cố thêm phần sắt biên đính ở đỉnh giếng và chừa sắt ở phía góc, sau đó xây tường bao quanh đỉnh giếng và đổi bê tông các trụ góc với kích thước khoảng 15x15.
Thêm vào đó, bạn có thể sử dụng các tấm che chất liệu chiếu sáng phía trên như kính cường lực, mica... dán thêm các lớp phin lọc tia UV để đảm bảo sức khỏe.
Thoát nước ở sàn
Cần bố trí hệ thống thoáng nước ở sàn hợp lý để tránh tình trạng nước bị ứ đọng khi mưa to, ảnh hưởng đến nội thất, chống thấm và tuổi thọ của căn nhà. Mặt khác, bạn cũng cần đảm bảo giếng trời có diện tích đủ rộng, có hệ thống che chắn xung quanh, tránh việc nước mưa bắn "tung tóe" làm bẩn các khu vực khác trong nhà.
Sử dụng mái che giếng trời chất lượng
Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào nhà, chiếu lên các món đồ nội thất đắt tiền như đồ gỗ, đồ da có thể khiến chúng nhanh phai màu, cong vênh và giảm thẩm mỹ. Nếu bạn muốn khắc phục triệt để tình trạng này, bạn nên thiết kế và sử dụng chất liệu cao cấp cho phần mái che, giúp hạn chế ánh nắng gắt.
Ngoài ra, bạn có thể thêm rèm che, tấm dán cách nhiệt để điều tiết ánh nắng vào nhà hoặc tránh bố trí các món đồ nội thất gỗ, món đồ có giá trị cao ở khu vực giếng trời.
Vấn đề cách âm
Khi thiết kế giếng trời cần phải lưu ý đến vấn đề cách âm, hạn chế tiếng ồn do độ phẳng tường của giếng trời tạo nên. Để làm được điều đó, bạn có thể sử dụng các chất liệu gồ ghề như đá, giấy dán tường hoặc trồng thêm cây xanh ở khu vực giếng trời, hạn chế tiếng vang giữa các tầng.
>>>XEM THÊM:
- Giếng Trời Là Gì? Lưu Ý Khi Thiết Kế Giếng Trời
- Thiết Kế Giếng Trời Cho Nhà Ống Sáng Sủa, Thông Thoáng
- Kích Thước Bồn Tắm Thông Dụng Nhất Theo Từng Kiểu Dáng
Phía trên là một số thông tin hữu ích về thiết kế giếng trời cho nhà cấp 4, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Nếu bạn đang có dự định thiết kế nhà ở, thiết kế nội thất, thiết kế giếng trời… Nhanh tay liên hệ trực tiếp với An Bình Design để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ nhiệt tình ngay trong hôm nay nhé.