Tủ bếp là một phần không thể thiếu trong căn bếp, giúp tạo nên vẻ đẹp và sự tiện nghi cho không gian bếp. Vậy cấu tạo tủ bếp như thế nào? Hãy cùng An Bình Design tìm hiểu ngay sau đây.
Tủ bếp là nơi lưu trữ các loại đồ đạc, dụng cụ nấu nướng một cách ngăn nắp, gọn gàng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức nấu nướng, tận dụng tối đa diện tích. Để lựa chọn được loại tủ bếp có chất liệu, chi phí phù hợp với nhu cầu và khả năng của gia đình, bạn cần nắm rõ đặc điểm cấu tạo tủ bếp. An Bình Design sẽ giới thiệu các bộ phận cấu thành nên tủ bếp ngay sau đây. Hãy theo dõi ngay nhé!
Các bộ phận chính của tủ bếp
Tủ bếp có cấu tạo bao gồm 5 bộ phận chính như sau:
Bộ khung tủ bếp
Bộ khung đóng vai trò quan trọng nhất trong cấu tạo tủ bếp và thường được làm từ gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp.
Gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên được khai thác từ những cây gỗ lâu năm như Sồi, Căm Xe, Gõ Đỏ, Hương, Xoan Đào… và sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Đặc tính liên kết cực tốt;
- Cấu trúc vững chắc;
- Độ dẻo dai và khả năng gia công tinh xảo;
- Tuổi thọ lâu dài, lên đến 30-50 năm;
- Giá trị sử dụng vượt trội.
Tuy nhiên, do nguồn cung cấp gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm hoặc phải nhập khẩu từ thị trường nước ngoài, giá thành của loại gỗ này thường cao hơn so với các loại gỗ công nghiệp.
Gỗ công nghiệp
Tủ bếp gỗ công nghiệp được sản xuất từ các loại cốt gỗ như MDF, HDF, MFC kết hợp với keo và hóa chất tạo thành tấm gỗ với nhiều tính năng ưu việt:
- Chống nước vượt trội;
- Độ co giãn đàn hồi tốt;
- Giá thành hợp lý.
Tuy nhiên việc phân biệt các loại cốt gỗ MDF, HDF và MFC sau khi đã thành phẩm và phủ sơn/dán cạnh khá khó. Để nhận biết được cần phải quan sát khi thợ mộc khoan lắp ray/bản lề.
Bề mặt tủ bếp
Bên cạnh cốt gỗ, bề mặt phủ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ và độ bền cho tủ bếp. Các bề mặt phủ gỗ phổ biến cho tủ bếp là:
Bề mặt gỗ công nghiệp
Bề mặt gỗ công nghiệp được tạo thành nhờ lớp hoạt chất kết dính đặc biệt, kết hợp 3 yếu tố chính:
- Lớp giấy nền;
- Lớp phim tạo vân giả gỗ;
- Lớp bảo vệ ngoài cùng.
Một số nhà sản xuất có thể gia tăng thêm các lớp phủ khác, nhưng nhìn chung sẽ có 3 lớp chính trên. Các bề mặt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay là Melamine, Acrylic, Laminate,... có bề mặt bóng, dễ lau chùi, chống xước, giá phải chăng.
Bề mặt gỗ tự nhiên
Bề mặt gỗ tự nhiên sở hữu những ưu điểm vượt trội như:
- Dễ dàng gia công và chạm khắc tạo ra những họa tiết, hoa văn tinh xảo;
- Vân gỗ độc đáo và riêng biệt, không thể lẫn vào bất kỳ loại gỗ nào khác;
- Mang đến vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp, nâng tầm giá trị cho căn bếp.
Mặt bàn tủ bếp
Mặt bàn tủ bếp thường được làm bằng đá để đảm bảo độ cứng cao, chịu lực tốt và dễ dàng vệ sinh. Đá granite và marble là 2 loại được sử dụng phổ biến nhất vì:
- Độ cứng cao: chịu được lực tác động mạnh trong quá trình nấu nướng, chế biến thực phẩm mà không lo bị nứt vỡ;
- Chống trầy xước: bề mặt luôn sáng bóng và đẹp mắt;
- Dễ thi công: phù hợp với nhiều kiểu dáng và phong cách tủ bếp.
Mặc dù vậy nhưng đá thường bị ố vàng do axit trong thực phẩm và có ít màu sắc.
Kính ốp bếp
Kính ốp bếp là lựa chọn thông minh để tạo nên không gian bếp đẹp, sang trọng:
- Bề mặt kính nhẵn mịn, dễ dàng lau chùi các vết bẩn;
- Làm từ kính cường lực, có khả năng chịu nhiệt cao, không bị nứt vỡ do tác động của nhiệt độ;
- Độ cứng cao, chống xước hiệu quả;
- Có nhiều màu sắc và họa tiết phong phú.
Có 3 loại kính ốp bếp phổ biến hiện nay, đó là:
- Kính thường (tiêu chuẩn 8mm - 10mm);
- Kính dán (tiêu chuẩn 6.38mm - 10.38mm);
- Kính cường lực (tiêu chuẩn 5mm - 10mm).
Phụ kiện tủ bếp
Phụ kiện tủ bếp sẽ giúp tối ưu hóa không gian lưu trữ và nâng cao hiệu quả sử dụng cho căn bếp. Mỗi loại phụ kiện sẽ có những thiết kế và công năng riêng biệt, thường làm từ inox, tiêu biểu là giá nâng hạ, giá dao thớt, giá gia vị, mâm xoay liên hoàn,…
Phụ kiện tủ bếp trên
Tủ bếp trên thường có độ cao vượt quá tầm mắt của người sử dụng, gây khó khăn trong việc quan sát và lấy đồ. Vì thế, giá nâng là giải pháp điều chỉnh độ cao của tủ bếp trên xuống thấp hơn, dễ dàng quan sát, lựa chọn và lấy đồ đạc.
Bên cạnh đó, còn có giá lưu trữ chén đĩa được chia thành nhiều ngăn với kích thước phù hợp, giúp sắp xếp chén dĩa, ly tách một cách gọn gàng và bảo vệ chúng tốt hơn.
Phụ kiện tủ bếp dưới
Một số phụ kiện tủ bếp dưới được ưa thích là:
- Kệ đựng gia vị: thiết kế mảnh, gọn gàng, có chiều cao phù hợp để chứa các chai lọ gia vị mà không gây vướng víu;
- Kệ inox nan: có những đường song thưa giúp kệ luôn khô ráo, thoáng mát, hạn chế bám bụi bẩn, dễ dàng vệ sinh;
- Phụ kiện góc tủ bếp: giúp tận dụng tối đa góc chết trong tủ bếp, kết nối các tầng kệ một cách thông minh, ray trượt và thanh chấn giúp mở/đóng tủ nhẹ nhàng.
Công ty thiết kế, gia công tủ bếp theo yêu cầu giá rẻ, uy tín
An Bình Design đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế nội thất, đặc biệt là tủ bếp. Đội ngũ nhân viên của chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí và thiết kế tủ bếp theo phong cách yêu thích của bạn, đảm bảo phù hợp với không gian bếp.
Những quyền lợi khi sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi là:
- Giá rẻ;
- Sử dụng vật liệu cao cấp;
- Thi công cẩn thận, đúng bản vẽ;
- Bảo hành lâu dài;
- Nhân viên tư vấn nhiệt tình, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc.
>>>XEM THÊM:
- Nên Làm Tủ Bếp Bằng Vật Liệu Gì? TOP 5 Vật Liệu Tốt Nhất
- Chiều Cao Bếp Tiêu Chuẩn Cho Người Việt, Hợp Phong Thủy
- Mẫu Cửa Sổ Bếp Đẹp, Tiện Nghi, Hợp Phong Thủy
Vậy là An Bình Design vừa giới thiệu toàn bộ thông tin về cấu tạo tủ bếp, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về các bộ phận của tủ bếp, từ đó có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu và sở thích của mình. Nếu có nhu cầu gia công tủ bếp theo yêu cầu, hãy nhanh tay gọi đến hotline: 0945 778 799 để được hỗ trợ nhanh nhất.